Nâng cao ý thức thực hiện pháp luật lao động cho người lao động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam
Ý thức thực hiện pháp luật là ý thức pháp luật của con người ở góc độ thực tiễn, khi pháp luật đi vào đời sống xã hội, gắn với hành vi hợp pháp của con người, bao gồm tư tưởng và tâm lý của con người trong thực hiện pháp luật, có vai trò quan trọng trong thiết lập trật tự xã hội, thể hiện rõ tinh thần thượng tôn pháp luật, quyết định sự thành công trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình thực hiện pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật còn bị coi nhẹ, chưa có những giải pháp thực sự đột phá trong tổ chức thực thi nên hiệu quả còn rất thấp. Do đó, để pháp luật đi vào cuộc sống có hiệu quả thì vấn đề nâng cao ý thức thực hiện pháp luật của công dân hiện nay cần được quan tâm đặc biệt ở mọi lĩnh vực đời sống, trong đó, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lao động - nơi tập trung số lượng đông đảo công dân là người lao động (NLĐ) có thể được xem là điển hình. Theo đó, ý thực thực hiện PLLĐ của NLĐ có vai trò quan trọng để xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định tại DN, góp phần phát triển NLĐ, DN và kinh tế - xã hội nói chung.
Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, cuốn sách chuyên khảo Nâng cao ý thức thực hiện pháp luật lao động cho người lao động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam sẽ cung cấp cho người đọc, người nghiên cứu những kiến thức lý luận, cũng như kết quả khảo sát thực trạng ý thức thực hiện pháp luật lao động của người lao động, đồng thời đề xuất các định hướng, giải pháp để nâng cao ý thức thực hiện pháp luật lao động cho người lao động tại các doanh nghiệp ở Việt nam trong giai đoạn hiện nay.
Bạn đọc có thể mượn sách tại Phòng mượn, tầng 2, nhà T, thư viện Trường Đại học Công đoàn.