Nước ta đang đấy mạnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng, cơ cấu kinh tế ngày càng đa dạng, dẫn đến quan hệ lao động ngày càng có xu hướng đa dạng và phức tạp, làm ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế, xã hội. Để xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, hạn chế tranh chấp lao động và đình công xảy ra, góp phần thúc đẩy phát triển nhanh kinh tế, xã hội, giữ vững ổn định chính trị, đòi hỏi khách quan, Đảng, Nhà nước, đặc biệt là các chủ thể tham gia quan hệ lao động (người sử dụng lao động và đại diện người sử dụng lao động, Công đoàn và bản thân người lao động, người quản lý) phải nhận thức đầy đủ, đúng đắn vai trò của quan hệ lao động, các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lao động, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng quan hệ lao động...
Trên cơ sở đó nâng cao tinh thần trách nhiệm của các chủ thể tham gia quan hệ lao động trong ứng xử, tìm tòi và lựa chọn các giải pháp, thiết thực, hiệu quả xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, góp phần phát triển kinh tế, xã hội.
Trong các giải pháp xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiển bộ, thì đào tạo, bồi dưỡng các chuyên gia, các cán bộ có trình độ chuyên môn về quan hệ lao động là hết sức quan trọng.
Để nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân ngành kinh tế nói chung, chuyên ngành quan hệ lao động, ngành quản trị nhân lực nói riêng thì việc biên soạn giáo trình chiến lược quan hệ lao động là hết sức cần thiết. Trước yêu cầu của công tác đào tạo trong giai đoạn mới, trường Đại học Công đoàn biên soạn Giáo trình Chiến lược quan hệ lao động.
Bạn đọc có thể mượn sách tại Phòng Mượn, tầng 2, Nhà T, Thư viện trường Đại học Công đoàn.(DDC: 331.8; Mã vạch: 200012376)