Lao động từ xưa đến nay luôn được coi là hoạt động quan trọng nhất của con người, bởi nó mang lại cho họ khá năng sáng tạo, biết vận dụng quy luật của tự nhiên và xã hội đế làm ra giá trị vật chất và tinh thần phục vụ cho chính bản thân và xã hội. Mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình lao động được gọi là quan hệ lao động. Khi lao động được xã hội hóa ở mức độ càng cao thì việc thiết lập quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động càng trở nên quan trọng, bức xúc và việc Nhà nước ban hành Pháp luật lao động để điều tiết lợi ích của các bên chủ thế tham gia quan hệ lao động là việc cần thiết nhằm đảm bảo lợi ích của các bên và của xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước thừa nhận nhiều hình thức sở hữu khác nhau cùng tồn tại hình thành những quan hệ lao động khác nhau. Pháp luật lao động chính là sự cụ thể hóa các quan điểm của Đảng và Nhà nước về những quan hệ lao động và những quan hệ liên quan đến lao động, trong đó tổ chức đại diện người lao động là Công đoàn. Để góp phần tìm hiểu rõ nét về vấn đề này, Trường Đại học Công đoàn phối hợp với Nhà xuất bản Lao Động xuất bản cuốn sách "Pháp luật về Lao động và Công đoàn".
Cuốn sách giúp người đọc tìm hiểu một cách thấu đáo những chính sách của Đản, pháp luật của Nhà nước về quan hệ lao động cũng như tỏ chức Công đoàn trên cơ sở kế thừa những tư tưởng pháp luật tiên tiền và phân tich, đổi chiếu, viện dẫn những văn bản pháp luật thực định. Cuốn sách đáp ứng nhu cầu của những người làm công tác nghiên cứu và đặc biệt là người lao động và cán bộ công đoàn cùng đông đảo bạn đọc.
Bạn đọc có thể mượn sách tại Phòng Mượn, tầng 2, Nhà T, Thư viện trường Đại học Công đoàn.( DDC: 344.597, Mã vạch: 200012220)