Quan hệ lao động là một lĩnh vực giao thoa của rất nhiều ngành: lịch sử, kinh tế, luật, tâm lý, xã hội học, nhân chủng học xã hội. Quan hệ lao động là một lĩnh vực giao thoa của rất nhiều ngành: lịch sử, kinh tế, luật, tâm lý, xã hội học, nhân chủng học xã hội. Bộ môn Quan hệ lao động là một môn khoa học ứng dụng lấy quan hệ lao động và quy luật vận hành của nó làm đối tượng nghiên cứu, không chỉ nhìn nhận sự quản lý của người sử dụng lao động với người lao động nhằm thực hiện mục tiêu quản lý mà còn thể hiện quan hệ qua lại giữa người sử dụng lao động với người lao động nhằm mục tiêu chung.
Bộ môn Quan hệ lao động còn liên quan đến Kinh tế lao động, Luật lao động và Xã hội học lao động vì quan hệ lao động về bản chất là một loại quan hệ kinh tế xã hội, đề cập tới các nội dung như việc làm, lao động, phân phối tiền lương, công đoàn, thương lượng tập thể, đình công trong quan hệ lao động; nghiên cứu sự điều chỉnh của pháp luật lao động đối với quan hệ giữa hai bên chủ thợ và nghiên cứu tới người dân ở tầng lớp thấp nhất.
Trên thế giới, quan hệ lao động chính thức trở thành bộ môn khoa học độc lập từ sau Đại chiến thế giới lần thứ hai. Tuy nhiên ở Việt Nam, Quan hệ lao động đang ở điểm khởi đầu. Bộ môn khoa học Quan hệ lao động của Việt Nam được xây dựng và phát triển lên nhằm thích ứng với việc điều chỉnh quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường. Việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập về quan hệ lao động trở nên ngày càng cần thiết để đáp ứng những đòi hỏi từ thực tế tại các doanh nghiệp, các địa phương và chính sách quốc gia.
Bạn đọc có thể mượn sách tại Phòng Mượn, tầng 2, Nhà T, Thư viện trường Đại học Công đoàn.(DDC: 331.8, Mã vạch: 200024766)